Header Ads Widget

Hồ sơ đi xuất khẩu lao động Nhật Bản gồm những gì?

Những câu hỏi phổ biến như: Xuất khẩu lao động Nhật Bản cần những gì? Có nên đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản hay không? là những câu hỏi nhận được sự quan tâm rất lớn từ người lao động Việt Nam, đặc biệt là với những ai đang có ý định đi xuất khẩu lao động sang Nhật.

Để giúp cho người đọc giải đáp thắc mắc cũng như có được sự chuẩn bị tốt nhất trước khi đăng ký tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản, mời bạn cùng XUATKHAULAODONG.NET theo dõi bài viết sau đây.

1. Xuất khẩu lao động Nhật Bản cần những gì?

Xuất khẩu lao động Nhật Bản  cần những gì là câu hỏi mà người lao động đặt ra trước khi sang Nhật làm việc. Câu hỏi này nhằm làm rõ các giấy tờ, công đoạn, quy trình cần thiết để người lao động chuẩn bị trước khi lên máy bay. Để đủ điều kiện tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản, người lao động cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ hồ sơ cần thiết và hoàn thành thủ tục đi làm việc tại Nhật Bản sau đây:

Sơ yếu lý lịch

- 2 bản.

- Phải xin dấu xác nhận của UBND xã, phường nơi cư trú.

Hộ Khẩu gia đình

- 2 bản

- Xin dấu xác nhận chứng thực sao y bản chính của UBND xã, phường nơi cư trú.

Giấy khai sinh

- 2 bản.

- Giấy khai sinh photo công chứng

Chứng minh nhân dân

- 2 bản.

- Phải xin dấu xác nhận của UBND xã, phường nơi cư trú.

Bằng tốt nghiệp

- Mỗi loại bằng tốt nghiệp 2 bản.

- Bằng tốt nghiệp là: Chứng chỉ nghề, bằng cấp 3, bằng trung cấp, bằng cao đẳng, bằng đại học.

Giấy Xác nhận Nhân sự (giấy xác nhận hạnh kiểm)

- 1 bản.

- Có dấu xác nhận của Cơ quan Công an Xã, Phường nơi cư trú.

Giấy Xác nhận Tình trạng Hôn nhân

- 1 bản

Ảnh thẻ

- 12 ảnh 4*6

- 12 ảnh 3*4

- 06 ảnh 3.5*4.5

- 06 ảnh 4.5*4.5

- 06 ảnh 3,5*3,5

Ảnh phải được chụp trên phông nền trắng, mặc áo sáng màu, đầu tóc gọn gàng.

Giấy khám sức khỏe

Hộ chiếu

Đơn tự nguyện

Giấy xác nhận thông tin

Lưu ý: Tất cả hồ sơ bản sao công chứng phải có thời hạn trong vòng 6 tháng.

2. Điều kiện xuất khẩu lao động Nhật Bản.

Ngoài các điều kiện về hồ sơ, người lao động cũng cần lưu ý về những điều kiện làm việc tại Nhật Bản bắt buộc phải đáp ứng đủ khi đăng ký tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản. Vậy đi xuất khẩu Nhật Bản cần những gì? Nội dung dưới đây sẽ giải đáp cho bạn đọc:

Về độ tuổi

Độ tuổi phù hợp để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là từ 18-35 tuổi. Ngoài ra đối với một số ngành nghề đặc biệt yêu cầu tay nghề cao và kinh nghiệm làm việc nhiều năm như xây dựng, may mặc, thủy sản có thể nới lỏng giới hạn độ tuổi lên đến 40 tuổi.

Về bằng cấp

đi xuất khẩu Nhật Bản cần những gì để chứng minh trình độ? Để đủ điều kiện sang Nhật làm việc, các Thực tập sinh tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp cấp 3 trở lên (THPT). Trong khi một số ngành nghề công nghệ cao như cơ khí, điện tử, ô tô… sẽ yêu cầu người lao động phải có bằng tốt nghiệp cấp 3 trở lên (THPT).

Về ngoại hình

Mỗi một ngành nghề, lĩnh vực làm việc sẽ có những yêu cầu về chiều cao và cân nặng khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung người lao động chỉ cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản về ngoại hình như sau:

Ngoại hình

Cân đối, không quá gầy hay quá mập

- Nam: nặng 50kg, cao 1m6 trở lên

- Nữ: nặng 40kg, cao 1m48 trở lên

Về trình độ tiếng Nhật

Để đảm bảo yêu cầu công việc, các Thực tập sinh khi sang Nhật làm việc phải đảm bảo trình độ Nhật ngữ từ N4 trở lên, giao tiếp cơ bản.

Về kinh nghiệm làm việc

Tùy vào yêu cầu của từng ngành nghề khác nhau mà một số đơn tuyển sẽ không yêu cầu kinh nghiệm làm việc hoặc yêu cầu kinh nghiệm từ 1-2 năm.

Về yêu cầu sức khỏe

Trước khi sang Nhật làm việc, người lao động bắt buộc phải thực hiện kiểm tra sức khỏe. Chỉ những lao động có sức khỏe tốt, không thuộc 1 trong 13 nhóm bệnh cấm xuất nhập cảnh của Nhật đồng thời có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe đi làm việc ở nước ngoài từ cơ quan y tế của Việt Nam mới được tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản.

Về chi phí

Chi phí tham gia chương trình sẽ phụ thuộc vào thời gian đi Nhật của người lao động là 1 hay 3 năm. Thường thì những đơn tuyển 1 năm hoặc đơn tuyển làm việc ngoài trời sẽ có chi phí rẻ hơn so với đơn tuyển 3 năm hoặc đơn tuyển làm việc trong xưởng.

Điều kiện về thị thực

Để có thể lưu trú và làm việc tại Nhật Bản, người lao động bắt buộc phải có visa lao động. Thông thường việc xin visa sẽ do các công ty chuyển giao nhân lực thực hiện tuy nhiên người lao động phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Chưa từng tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản hay xin Visa vào Nhật Bản dưới bất kỳ hình thức nào

- Không thuộc các trường hợp cấm xuất nhập cảnh vào Nhật Bản

- Không mắc tiền án, tiền sự trước đó theo quy định của Pháp luật Việt Nam 

3. Những lý do nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Thị trường Nhật Bản hiện nay đang là điểm đến của rất nhiều người nói chung và lao động Việt Nam nói riêng. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn tại sao Nhật Bản lại thu hút được đông đảo sự quan tâm của lao động Việt và có nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản không qua phần dưới đây:

Thu nhập ổn định

Hiện nay, mức lương cơ bản dành cho các Thực tập sinh sang Nhật làm việc sẽ dao động từ 140.000 – 170.000 yên/tháng (tương đương 28-35 triệu đồng). Mức lương này chưa bao gồm thu nhập từ việc làm thêm ngoài giờ, tăng ca hay các khoản phụ cấp hỗ trợ khác

Được hưởng nhiều chế độ đãi ngộ như người bản xứ

Bên cạnh mức lương hấp dẫn thì Thực tập sinh Nhật Bản còn được hưởng nhiều chế độ đãi ngộ và quyền lợi lao động đi kèm tương tự như người lao động bản xứ. Bao gồm được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm lương hưu, được Nghiệp đoàn Nhật Bản hỗ trợ giúp đỡ khi gặp khó khăn, được nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ đúng theo quy định của công ty và Chính phủ Nhật Bản.

Được làm việc tại Nhật đến 5 năm và có thể quay lại lần 2 sau khi về nước

Theo quy định mới của Chính phủ Nhật Bản thì kể từ ngày 1/11/2017, Thực tập sinh tất cả các ngành đều sẽ được làm việc tối đa tại Nhật là 5 năm nếu đáp ứng đủ các điều kiện lao động bắt buộc. Đối với người lao động đã hoàn thành chương trình Thực tập sinh và về nước có thể tiếp tục quay lại Nhật lần 2 nếu thực hiện thủ tục chuyển sang chương trình Kỹ năng đặc định Tokutei.

Đa dạng ngành nghề để lựa chọn

Hiện nay, ở Nhật Bản đang có đến 85 ngành nghề tuyển dụng Thực tập sinh. Các ngành nghề này sẽ được chia thành 7 khối ngành lớn là nông nghiệp, điện tử, xây dựng, chế biến thực phẩm, dệt may, cơ khí – kim loại và chế biến thủy sản. Với số lượng ngành nghề tuyển dụng lớn như vậy sẽ giúp cho người lao động có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân mình.

Nhiều việc làm thêm

Ngoài công việc chính thức thì các Thực tập sinh còn được phép đăng ký làm thêm ngoài giờ, tăng ca vào cuối tuần, ngày nghỉ để nâng cao thu nhập cho bản thân. Không những thế, lương làm thêm mà người lao động nhận được phải cao hơn lương cơ bản tối thiểu 125% và không được vượt quá 150%.

Chi phí thấp

So với chi phí mà người lao động phải bỏ ra để đăng ký du học Nhật Bản thì mức phí dành cho chương trình Thực tập sinh thấp hơn khá nhiều. Và mức phí này có thể dao động từ 85-105 triệu tùy thuộc vào trình độ tiếng Nhật của người lao động. Bởi đối với những bạn đã có nền tảng tiếng Nhật tốt thì sẽ không cần phải tốn tiền tham gia vào các lớp đào tạo Nhật ngữ trước khi lên đường sang đất nước mặt trời mọc làm việc.

Nguồn: XuatKhauLaoDong.net